Trang chủ
Giới thiệu
Chương trình
Thời gian

Đăng ký online miễn phí

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

HộI NGHỊ

ÁP dụng nền tảng số cho smes
bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - thời covid19

Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại
Chỉ thị số 11/CT-TTg  ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 17 tháng 04 năm 2020

THỰC TRẠNG

Cuối tháng 3, Tổng cục Thống kê đã ghi nhận con số gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng lớn hơn số lượng thành lập mới.

Vậy, làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bước qua “cuộc khủng hoảng”, chuyển đổi số thành công và đón đầu những cơ hội kinh doanh mới

HÀNH LANG PHÁP LÝ

Sáng ngày 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19. Thủ tướng cho rằng:

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, có những ngành bị ảnh hưởng rất lớn như du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống…

Việc đầu tiên trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng nhiệm vụ thứ 2 rất quan trọng đối với Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy.

Bây giờ, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã khó khăn nhiều, phải có mặt trận thứ 2 là mặt trận phát triển kinh tế, trong đó, doanh nghiệp, doanh nhân là chiến sĩ.

Chính phủ đã liên tục đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Chỉ thị Số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
- Chỉ thị 16/CT-TTg 2020 thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 01 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được đầy đủ thông tin, chính sách hỗ trợ và quy trình/thủ tục hành chính để tiếp cận - tận dụng những chính sách này, đặc biệt là khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ không dễ dàng.

GIỚI THIỆU VỀ HỘI NGHỊ 

Để thực hiện hoá Chỉ thị số 11/CT-TTg, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã nhận được chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng về việc cấp bách triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp SME, ứng phó kịp thời với dịch COVID-19.

Vì vậy, VINASME chỉ đạo Viện khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) phối hợp hội viên có khả năng và tiềm lực tài chính cũng như công nghệ cao ngay lập tức triển khai những hành động thiết thực nhất cho cộng đồng doanh nghiệp SME. Trong đó có Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs - bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời COVID19

Chương trình Hội nghị này là một trong những hoạt động thuộc Đề án Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 2020.

Đăng ký THAM DỰ ONLINE

Ý nghĩa

  • Phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đồng hành để góp phần tháo gỡ khó khăn cho SMEs nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
  • Đưa ra nền tảng số MIỄN PHÍ đến hết 31/12/2020 (VERCO24, VERIG LENDING) của Hiệp hội cho SMEs trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối nguồn vốn hướng tới chuyển đổi số và gói hỗ trợ Tái cấu trúc sau khủng hoảng.
  • Cho SMEs áp dụng ngay để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ xa, kêu gọi kết nối vốn cộng đồng và chia sẻ trong thời kỳ khó khăn. Qua đó dần hình thành chuyển đổi số cho cộng đồng SMEs, đặt nền tảng xây dựng cộng đồng doanh nhân số
  • Thể hiện tinh thần, trách nhiệm xã hội của doanh nhân - “Lá lành đùm lá rách, chống dịch như chống giặc”.

Kết quả cần đạt

  • Góp phần phổ biến rộng rãi để Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được Chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời kỳ dịch bệnh.
  • Đưa ra giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới số hoá hoạt động quản trịtối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Sau hội nghị, Ban tổ chức tổng hợp kế sách/giải pháp và báo cáo trực tiếp tới Thủ tướng để góp phần đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
  • Tối ưu Sản xuất Kinh doanh nhằm biến thách thức thành cơ hội; SME làm chủ nền tảng và chuỗi nền tảng công nghệ và chuỗi cung ứng nội tiêu
  • Sau hội nghị, Chính phủ có thể suy xét, cân nhắc hoặc sử dụng nền tảng trên để góp phần vào việc hỗ trợ trực tiếp đến những doanh nghiệp SMEs và hộ kinh doanh, người dân tháo gỡ khó khăn (không qua trung gian - giảm thiểu chi phí không cần thiết và xử lý nhanh nhất)

Phiên 1: HIẾN KẾ

Hoạt động TẠI HỘI NGHỊ

Hiến kế từ phía Cơ quan Ban ngành cùng cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa để cải thiện môi trường kinh doanhgiảm thiểu sự ảnh hưởng của đại dịch tới hoạt động sản xuất, kinh doanh

  • Tổng hợp ngắn từ Hiệp hội doanh nghiệp về sự ảnh hưởng đến từ đại dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khắp cả nước. 
  • Chủ tịch VINASME phổ biến các Chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, TW Hiệp hội đến doanh nghiệp nhỏ vừa vừa Việt nam
  • Những hoạt động Hiệp hội đã triển khai để hỗ trợ DNNVV; các kế hoạch hành động giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách tháo gỡ khó khăn cho hội viên thời COVID-19, bao gồm việc hỗ trợ lãi suất (cơ cấu nhóm nợ ngân hàng, hỗ trợ lãi suất, giãn thuế + bảo hiểm,...)
  • Tham luận từ phía Bộ Khoa học & Công nghệ: Sẵn sàng những giải pháp ứng phó lâu dài (sử dụng robot, nghiên cứu và phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19,...)
  • Tham luận từ phía Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Những giải pháp cần thực hiện ngay để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư công trong dịch COVID-19
  • Tham luận từ phía Ngân hàng Nhà nước: Triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và có hiệu quả các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng (Gói tín dụng 300.000 tỷ, giảm lãi vay 2%, cho vay lãi suất 0% qua Ngân hàng Chính sách,...)
  • Các tham luận của Đại diện Doanh nghiệp: Doanh nghiệp chỉ ra những khó khăn cụ thể và nhóm giải pháp của doanh nghiệp áp dụng nền tảng công nghệ cao, xây dựng chuỗi cung ứng nội tiêu và hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu từ các nguyên liệu sẵn có trong nước.

Phiên 2: Giải pháp tổng thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh - tìm cơ hội mới (Kỷ nguyên số) thời COVID

Giải pháp 1: Cấp bách chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh:

Giải pháp 2: Triển khai VERIG LENDING

Giải pháp chia sẻ kết nối nguồn lực vốn giữa các doanh nghiệp và người dân; giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp; hộ kinh doanh cá thể với doanh nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể với nhau; hộ kinh doanh và doanh nghiệp với nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau; nhằm khai thác tối ưu nguồn lực trong dânthúc đẩy dòng tiền lưu thông vào kinh tế thông qua doanh nghiệp (biện pháp khắc phục tâm lý người dân thời COVID-19). Phát huy giá trị nền kinh tế chia sẻ thông qua nền tảng số VERIG LENDING để kết nối trực giữa doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư trên Toàn cầu minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Giải pháp 3: Kết nối cộng đồng doanh nghiệp/doanh nhân số

Giải pháp 5: Doanh nghiệp SMEs chống dịch như chống giặc - Chia sẻ nguồn lực (tài chính, vật chất, giải pháp) từ các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều vì dịch COVID 19, phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách của người Việt Nam. 

  • Ứng dụng nền tảng số vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương kết nối chia sẻ nguồn lực do người Việt đã làm chủ.
  • Nhằm chuyển đổi sang phương thức quản lý, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh từ xa (cơ chế hoạt động không gặp mặt).
  • Giúp giảm thiểu lây lan dịch bệnh trong thời Covid-19, nâng cao hiệu suất của người lao động cũng như khả năng minh bạch của doanh nghiệp.
  • Từ đó, hướng tới chuyển đổi số thành cônghội nhập doanh nghiệp toàn cầu
  • Chuyển đổi số thông qua phương thức quản trị trên App - nền tảng web (VERCO24) 100% bằng Tiếng Việt; dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi; phù hợp từ hộ kinh doanh cá thể tới doanh nghiệp SMEs cũng như doanh nghiệp lớn. 
  • Qua đây, giúp các hộ kinh doanh cá thể có phương án chuyển đổi SME trên cơ sở doanh nghiệp số.
  • Tích hợp với Hệ thống Ngân hàng, ví điện tử, chữ ký số, mobile money (dự kiến), ... giúp doanh nghiệp giảm thiểu thanh toán tiền mặt, minh bạch hoá các hoat động thanh toán bằng giải pháp E-commerce (thương mại điện tử thanh toán đầu cuối)
  • Tích hợp hệ thống tự động đánh giá giá trị doanh nghiệp theo thời gian thực (trên cơ sở: 20% các chỉ số tài chính/80% các chỉ số phi tài chính); qua đó giúp doanh nghiệp thu hút được nguồn lực (nhà đầu tư) trên Toàn cầu.
  • Thông qua việc áp dụng chia sẻ nguồn lực minh bạch trên nền tảng số này, Cơ quan Quản lý Nhà nước dễ dàng thu thập dữ liệu để đánh giá sức khoẻ doanh nghiệp và khu vực kinh tế (tham gia hoạt động số) để từ đó đưa ra các chính sách kịp thời nhất - phù hợp diễn biến của thị trường thực.
  • Thông qua nền tảng doanh nghiệp, người dân ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể chia sẻ giúp đỡ trực tiếp những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng không qua trung gian và không cần gặp mặt.
  • Ứng dụng CNTT áp dụng mạng xã hội chuyên biệt cho doanh nhân và doanh nghiệp
  • Tích hợp các nền tảng B2B Marketplace Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp lớn tham gia vào các đầu chuỗi cung ứng để sử dụng bộ công cụ đấu thầu, đấu giá nhằm tuyển chọn, quản lý hệ thống chuỗi cung ứng công khai, tự động, minh bạch. Qua đó, xây dựng được một cộng đồng doanh nghiệp, chuỗi cung ứng giá trị.
  • Xây dựng mạng xã hội giúp doanh nhân chia sẻ các giá trị về văn hoá, đạo đức, tinh thần Doanh nhân Việt Nam để truyền cảm hứng, cơ hội hợp tác kinh doanh, giao thương hàng hoá cho các các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy thành công chương trình Quốc gia Khởi nghiệp. 

Giải pháp 4: Doanh nghiệp SMEs bị ảnh hưởng nhiều được hỗ trợ Tái cấu trúc - Tái lập doanh nghiệp sau khủng hoảng

Phiên 3: Phát biểu bế mạc của Chủ tịch VINASME & Lễ ký kết tài trợ “Doanh nhân tương hỗ" - Chống dịch như chống giặc.

  • Lễ ký kết trao tặng nền tảng số, giải pháp số (VERCO24 và VERIG LENDING, sử dụng miễn phí trong thời kì COVID-19) cho cộng đồng doanh nghiệp SMEs 2020
  • Lễ phát động phong trào tinh thần Doanh nhân Việt Nam thời COVID-19

Đăng ký online miễn phí ngay

CHƯƠNG TRÌNH

PHIÊN 1: VINASME cùng Doanh nghiệp Hội Viên Hiến Kế

Tổng hợp ngắn từ Hiệp hội doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh và giảm thiểu sự ảnh hưởng của đại dịch tới hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chủ tịch VINASME phổ biến các Chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, TW Hiệp hội đến doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam

Tham luận từ phía Cơ quan Quản lý Nhà nước: Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước

Tham luận của Đại diện Doanh nghiệp: Những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trước đại dịch COVID-19 

Tổng kết phiên 1 và nghỉ giữa giờ

14:00 - 14:15

14:15 - 14:35

14:35 - 15:10

15:10 - 15:40

15:40 - 16:00

Tuyên bố lý do, giới thiệu nội dung chương trình và phát biểu khai mạc

13:00 - 13:50

PHIÊN 2: Giải pháp tổng thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh - tìm cơ hội mới (Kỷ nguyên số) thời COVID

Tìm ra giải pháp tổng thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh - tìm cơ hội mới (Kỷ nguyên số) thời COVID19

Tổng kết phiên 2 và nghỉ giữa giờ

16:00 - 17:00

17:00 - 17:15

PHIÊN 3: Phát biểu bế mạc của Chủ tịch VINASME & Lễ ký kết tài trợ “Doanh nhân tương hỗ" - Chống dịch như chống giặc

Lễ ký kết trao tặng nền tảng số, giải pháp số (VERCO24 và VERIG LENDING, sử dụng miễn phí trong thời kỳ COVID-19) cho cộng đồng doanh nghiệp SMEs 2020

Lễ phát động phong trào tinh thần Doanh nhân Việt Nam thời COVID-19

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tổng kết chương trình

Bế mạc

17:15 - 17:45

17:45 - 18:15

18:15 - 18:30

18:30

THỜI GIAN

Thời gian: Từ 13h00 đến 18h30
Ngày: Thứ sáu, Ngày 17/04/2020
Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp

NGÀY
GIỜ
GIÂY
PHÚT
00
00
00
00

Đăng ký online miễn phí ngay

Đơn vị ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH

Đơn vị chủ trì

Đơn vị tổ chức/thực hiện:

Đơn vị tài trợ Kim Cương:

Đơn vị tài trợ Vàng:

ĐỢN VỊ TÀI TRỢ:

Bảo trợ truyền thông:

Hoạt động tức thời của Hiệp hội trong thời kì Covid-19

HOẠT ĐỘNG CỦA VINASME

Gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Xem chi tiết

NDĐT - Sáng 11-3, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã tổ chức hội nghị đề xuất giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch...

Dịch Covid-19: Đề xuất giải pháp “tăng sức đề kháng” cho doanh nghiệp

Xem chi tiết

Dân trí: Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) nêu đề xuất giải pháp “tăng sức đề kháng” cho doanh nghiệp...

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng: VINASME đề xuất giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Xem chi tiết

Doanhnhan.vn: Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh với dịch Covid – 19 trong đó, nêu rõ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ...

Thành phần tham dự

ĐĂng ký tham dự ONLINE
VÀ ĐỒNG HÀNH
CÙNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐĂNG KÝ NGAY

HộI NGHỊ
ÁP DỤNG NỀN TẢNG SỐ CHO SMES
BÌNH ỔN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT NỐI VỐN - THỜI COVID19

Trang chủ
Giới thiệu
Chương trình
Thời gian

ĐĂNG KÝ ONLINE MIỄN PHÍ